Facebook có thể cho phép người dùng xem đến 8 tỷ lượt video mỗi ngày trên nền tảng của mình, nhưng phần lớn người dùng lại xem những đoạn v...

Facebook có thể cho phép người dùng xem đến 8 tỷ lượt video mỗi ngày trên nền tảng của mình, nhưng phần lớn người dùng lại xem những đoạn video đó trong yên lặng.
Theo nhiều nhà xuất bản cho biết, gần 85% lượt xem video được thực hiện với âm thanh bị tắt. Ví dụ như, trang LittleThings, trang này đã có trung bình 150 triệu lượt xem hàng tháng trên Facebook trong năm nay. Tuy nhiên 85% lượt xem của trang này diễn ra với việc người dùng tắt âm thanh.


Tương tự, trang tin cho thế hệ millennial Mic, có trung bình 150 triệu lượt xem trên Facebook hàng tháng, cho biết 85% các lượt xem đoạn video 30 giây trên trang của họ mà không có tiếng. PopSugar cũng cho biết lượt xem video im lặng của họ cũng nằm trong khoảng từ 50 đến 80%.
Các tin thông tin này gần như không có chút bất ngờ nào, khi Facebook đã xây dựng hệ sinh thái video của mình, vốn không buộc người dùng phải bật âm thanh lên – còn các nhà xuất bản thì vui mừng tận dụng cơ hội này. Phần lớn News Feed của người dùng hiện giờ đã tràn ngập các đoạn video ngắn đi kèm với text và chú thích ngay trên màn hình. Trong khi phần lớn các đoạn video này chỉ là các đoạn tường thuật sự kiện hay một vài dạng với âm nhạc chỉ là phụ, mục đích của nó là giúp cho người dùng tiêu thụ thông tin trong các đoạn video dễ dàng hơn, mà không cần phải bật tiếng lên.
Ngay từ ngày đầu tiên, những vấn đề này liên quan nhiều đến tâm lý khi bạn phải nắm được sự chú ý ngay lập tức.” ông Gretchen Tibbits, giám đốc điều hành của LittleThings, cho biết.

Không phải video nào cũng cần thêm âm thanh mới trở nên hấp dẫn.
Không phải video nào cũng cần thêm âm thanh mới trở nên hấp dẫn.

Facebook hiện đang tính lượt xem trong 3 giây đầu tiên, điều đó có nghĩa là các nhà xuất bản phải tìm nhiều cách để thuyết phục người dùng dán mắt vào đoạn video đó nhằm tăng lượt view. “Nhưng trong khi 3 giây đầu tiên đó rất quan trọng, các đoạn video cũng được thiết kế để thu hút sự chú ý mà không cần đến âm thanh.” Ông Tibbits cho biết
Khả năng điều chỉnh nội dung tùy theo ý thích trên trang News Feed của Facebook đã giúp các nhà xuất bản có thể thay đổi quy mô trên nền tảng này. Nhưng nó cũng làm cho các trang News Feed trở nên nhạt nhẽo khi các nhà xuất bản đưa lên đó vô số các đoạn video có cùng góc nhìn và cảm nhận.
Ví dụ như, đoạn video NowThis về thành phần của Tylenol làm mọi người kém thông cảm hơn, và đoạn video trên Tech Insider về một chiếc xe đạp tương lai. Trong khi chúng hoàn toàn tập trung vào các chủ đề khác nhau, nhưng các thành phần chủ yếu vẫn giống nhau: một hình ảnh nổi bật đi kèm với một thông điệp hiện lên, kéo theo sau đó là một lời giải thích dầy đặc chữ về nội dung của nó.

Với những lời chú thích như thế này thì liệu âm thanh có còn ý nghĩa.
Với những lời chú thích như thế này thì liệu âm thanh có còn ý nghĩa.

Nhưng đó lại là cách làm hiệu quả, điều đó có nghĩa là các nhà xuất bản sẽ tiếp tục làm như vậy với loại nội dung này.
Khi nói đến việc phân phối các nội dung có thương hiệu, phần lớn các nhà quảng cáo đều chấp nhận những đoạn video gần như im lặng này như một tiêu chuẩn hiển nhiên, cho phiên bản nội dung không phải phát trực tiếp trên Facebook. Và trong những trường hợp này, cách làm đó lại hiệu quả.
Theo tập đoàn truyền thống MEC chi nhánh Bắc Mỹ, các đoạn video từ khách hàng của họ có trung bình từ 85 đến 90% lượt xem hoàn toàn im lặng. Nhưng điều đó không có nghĩa là người tiêu dùng ít tương tác hơn. Ông Noah Mallin, người đứng đầu bộ phận xã hội của MEC cho biết, các nghiên cứu nội bộ được thực hiện bởi công ty này cho thấy rằng các chỉ số KPI (Key Performance Indicators) như quảng bá thương hiệu và ý định mua hàng không bị ảnh hưởng bởi việc người xem các đoạn video có bật tiếng hay không.
Âm thanh vẫn là một sự lựa chọn trên Facebook, nhưng nó không phải điều bắt buộc.” Rye Clifton, giám đốc về trải nghiệm tại GSD&M, cho biết. “Nếu bạn có thể làm điều gì đó hấp dẫn mà không buộc người dùng phải bật âm thanh lên, bạn sẽ đi trước những người không nghĩ theo cách như vậy.”
Nhưng điều này chỉ có ý nghĩa khi nội dung của đoạn video hoàn toàn được làm cho người dùng trên Facebook. Nếu một công ty mua một đoạn video quảng cáo không được làm riêng cho Facebook, mọi thứ có thể sẽ hoàn toàn khác. Khi đo lường hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo dựa trên số tiền trả cho mỗi lần click, theo ông Nick Pappas, CEO của SwellShark, chín trên mười lần, YouTube sẽ có giá rẻ hơn so với Facebook. (Sự khác biệt giữa hai đối thủ ở đây là, Facebook chỉ tính tiền các nhà quảng cáo khi lượt xem kéo dài 3 giây hay 10 giây, trong khi đó trên YouTube, các nhà quảng cáo có thể trả tiền dựa trên sau khi lượt xem hoàn tất.)
Là một kênh quảng cáo trả tiền, Facebook đôi khi tỏ ra hiệu quả, nhưng để cung cấp đủ sự sáng tạo đáp ứng được các tiêu chí của nền tảng này là rất quan trọng – nếu không nó chỉ là sự lãng phí tiền bạc.” ông Pappas nói.
Tham khảo Digiday

Post A Comment:

1 comments:

  1. Công ty dịch thuật miền trung là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật, phiên dịch dành các cá nhân, hệ thống thương hiệu Dịch thuật sài gòn 247 Dịch thuật chuyên nghiệp MIDtrans Vietnamese translation dịch thuật, phiên dịch sài gòn Dịch thuật Đà Nẵng Pro . Dịch thuật MIDtrans tự hào với đội ngũ lãnh đạo với niềm đam mê, khát khao vươn tầm cao trong lĩnh vực dịch thuật, đội ngũ nhân sự cống hiến và luôn sẵn sàng cháy hết mình. Chúng tôi phục vụ từ sự tậm tâm và cố gắng từ trái tim những người dịch giả. Hotline: 0947688883. Rất hân hạn được phục vụ quý khách

    ReplyDelete